Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Thái Bình Dương sẽ bị thay thế bởi một siêu lục địa

-

Với sự trợ giúp của siêu máy tính, các nhà địa chất học Australia đã dự đoán rằng Thái Bình Dương sẽ không còn tồn tại trong vài trăm triệu năm nữa.

Amasia, siêu lục địa với cái tên kết hợp giữa “America” (châu Mỹ) và “Asia” (châu Á) là hai châu lục lớn sẽ ôm trọn tất cả châu lục nhỏ vào lòng, sẽ ra đời chỉ trong 200-300 triệu năm nữa, một khoảng thời gian khổng lồ đối với loài người đoản mệnh nhưng chỉ là một quãng ngắn đối với tuổi đời Trái Đất.

Đó là kết quả đến từ nghiên cứu phối hợp giữa Đại học Curtin – Úc và Đại học Bắc Kinh – Trung Quốc, sử dụng mô phòng từ một siêu máy tính dựa trên các bằng chứng về hoạt động kiến tạo mảng của Trái Đất.

Tiến sĩ Chuan Huang của Đại học Curtin (Australia) cho biết: “Trong hai tỷ năm qua, các lục địa trên Trái Đất đã nhiều lần va chạm để tạo thành siêu lục địa, được gọi là chu kỳ siêu lục địa. Có nghĩa là các lục địa hiện tại sẽ kết hợp lại với nhau sau vài trăm triệu năm nữa“.

Quá trình hợp nhất 4 lục địa để trở thành siêu lục địa Amasia – Ảnh: ĐH Curtin

Giáo sư Zheng-Xiang Li, cũng từ Đại học Curtin lưu ý:

Khoảng 30 năm trước, chúng ta đã biết đến một Siêu lục địa có tên là “Pangea” từng tồn tại từ 200 đến 300 triệu năm trước. Nhưng hiện tại chúng tôi đã nhận ra rằng trước Pangea có thêm 2 siêu lục địa nữa. Chúng được tạo ra theo chu kỳ đều đặn – cứ 600 triệu năm một lần“.

Thái Bình Dương – đại dương cổ xưa nhất của thế giới hiện đại – đã hình thành tận 700 triệu năm trước và từng là một siêu đại dương. Hiện nay nó đã thu lại ở mức hẹp nhất kể từ thời khủng long và chỉ trong 200-300 triệu năm nữa sẽ tiêu biến.

Đây cũng là điều tất yếu bởi theo mô hình mới, trong suốt 2 tỉ năm qua cứ 600 triệu năm là có một siêu lục địa được hình thành gọi là “chu kỳ siêu lục địa”.

Nghiên cứu cho thấy sự lạnh đi của Trái Đất trong hàng tỷ năm khiến độ dày và sức bền của các mảng dưới các đại dương giảm xuống. Vì vậy, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương “trẻ” hơn có khả năng chống lại sự trôi dạt lục địa hơn so với Thái Bình Dương bị mài mòn nhiều hơn.

Châu Úc sẽ đóng vai trò như “nút nguồn” khởi động quá trình bằng cách va chạm với châu Á trước khi cả cụm Úc – Á – Phi nối vào châu Mỹ, vốn cũng bắt đầu dính vào châu Nam Cực. Sau đó châu Úc cũ tiếp tục trở thành “nút đóng” bẻ Nam Mỹ dính vào phần dưới của cụm Úc – Á – Phi – Nam Cực.

Kết quả cuối cùng, dự kiến sẽ thành hình trong 280 triệu năm tới – Ảnh: ĐH Curtin

Theo giáo sư Zheng-Xiang Li từ Nhóm nghiên cứu động lực học Trái Đất – Trường Khoa học Trái Đất và hành tinh thuộc Đại học Curtin, việc tạo thành Amasia sẽ làm thay đổi đáng kể hệ sinh thái và môi trường Trái Đất.

Mực nước biển của siêu đại dương bao quanh Amasia dự kiến sẽ thấp hơn nhiều ngày nay và phần bên trong rộng lớn của siêu lục địa sẽ rất khô và nóng.

Nghiên cứu vừa được công bố trên National Science Review.

Đội ngũ quản trị luôn nỗ lực hết mình để đem đến những nội dung chất lượng nhất cho độc giả là các game thủ. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!

GameN

Ban biên tập

BÀI MỚI

OpenAI mò tận nhà

Công cụ mới của OpenAI cho phép AI mò vào tận địa chỉ website để lùng sục thông tin thay vì chỉ lấy trên bề mặt như ChatGPT.

Nimo tham gia Triển lãm Giải trí Kỹ thuật số hàng đầu Thế Giới – ChinaJoy 2024

Các streamer hàng đầu dẫn fan "Tham quan triển lãm trực tuyến".

iPhone 16 hết nóng

Phiên bản kế nhiệm của dòng iPhone 15 sẽ giải quyết những vấn đề quá nhiệt đang tồn tại.

Arbitrum muốn multi-chain

Cộng đồng Arbitrum đang tiến hành bỏ phiếu đề xuất mở rộng các chuỗi Arbitrum Orbit trở thành multi-chain.

Follow us

5,655Thành viênThích
1,204Người theo dõiTheo dõi
2,189Người theo dõiĐăng Ký
Dành cho quảng cáo

ĐỌC NHIỀU