Thứ năm, 12 Tháng chín, 2024

Nguồn ATX 3.0 là gì? Vì sao dân chơi nên trang bị nó

-

ATX 3.0 là tiêu chuẩn hiện đại dành cho các cỗ máy gaming thế hệ mới và sau đây là tất cả những điều bạn cần biết về tiêu chuẩn này.

Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới của những bộ nguồn PC với sự ra đời của tiêu chuẩn ATX 3.0. Đây chính là chuẩn nguồn tiên phong để mở ra một giới hạn mới cho những dàn PC trong tương lai nói chung cũng như PC gaming nói riêng. Sau đây, mời các bạn cùng tìm hiểu về chuẩn nguồn thú vị này cũng như những lý do mà game thủ nên quan tâm và hiểu về nó.

ATX 3.0 là tiêu chuẩn nguồn mới của Intel

Theo chiều tiến hóa của các thiết bị công nghệ hiện nay thì phần cứng ngày một ăn điện hơn và cũng mạnh mẽ hơn. Tiêu chuẩn nguồn thế hệ trước đã dần trở nên lỗi thời và kiềm hãm sự phát triển của chúng. Thế nên Intel đã quyết định ra một tiêu chuẩn mới gọi là ATX 3.0.

Nói cho ngắn gọn thì đây là một tiêu chuẩn mà các nhà sản xuất nguồn phải tuân theo nhằm tạo ra những bộ nguồn tốt hơn, đáng tin cậy hơn, chuyển đổi dòng điện hiệu quả hơn, và đặc biệt là có thể “nuôi” được card đồ họa ăn đến 600W điện. Có thể nói hệ tiêu chuẩn nguồn ATX 3.0 sinh ra là để đáp ứng những yêu cầu về hiệu năng và mức độ ngốn điện của các dòng card đồ họa hiện đại.

Đi tiên phong trong việc cho ra mắt các mẫu nguồn theo tiêu chuẩn ATX 3.0 là hãng nguồn FSP với dòng nguồn Hydro G PRO, tiếp theo là Hydro PTM PRO, Hydrogt PRO và Hydro PTM X PRO. Hiện tại thì sau FSP, nhiều hãng khác cũng đã tung ra những dòng nguồn thế hệ mới của mình, mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn hơn.

Nguồn ATX 3.0 hỗ trợ phần cứng mới tốt hơn

Nguồn ATX 3.0 được thiết kế để chống chịu trước những đợt “bùng nổ sức ăn điện” của card đồ họa thế hệ mới

Một trong những tôn chỉ dễ nhận thấy nhất ở chuẩn nguồn ATX 3.0 là nó chú trọng vào việc đảm bảo cho các dòng card đồ họa hiệu năng cao có thể chạy hết, thậm chí vượt công suất định mức của nguồn mà cả hệ thống PC vẫn có thể vận hành ổn định. Intel và PCI-SIG có cả hẳn thuật ngữ “power excursion” dùng để chỉ hiện tượng card đồ họa ăn điện khỏe bất thường trong một thời gian ngắn.

Theo nghiên cứu của PCI-SIG thì nhiều mẫu card đồ họa hiện nay có thể “bùng nổ sức ăn điện” lên gấp 3 lần con số ghi trên giấy tờ của nó. Ví dụ một chiếc card đồ họa RTX 4090 600W sẽ có những lúc nó ăn đến tận 1800W điện Thường thì những đợt bùng nổ như thế chỉ diễn ra trong thời gian tích tắc thôi nhưng bao nhiêu đó đã là quá đủ để đánh sập một bộ nguồn không được thiết kế để chống chịu.

Nguồn đạt tiêu chuẩn ATX 3.0 có hệ thống tụ bổ sung và cổng cấp nguồn PCIe 5.0 12VHPWR 16-pin khiến những đợt bùng nổ sức mạnh như thế về trong tầm kiểm soát, giúp người dùng có thể an tâm tuyệt đối khi sử dụng card đồ họa thế hệ mới. Vì về căn bản là card mới và nguồn mới sinh ra là để dành cho nhau.

Theo ước tính của Intel thì một chiếc card đồ họa 300W sẽ phù hợp với một bộ nguồn ATX 3.0 750W, với 300W dành cho chiếc card đồ họa, 300W dành cho CPI và 150W dành cho những phần còn lại trong hệ thống PC. Tuy nhiên nếu bạn dùng một bộ nguồn chuẩn ATX 2.X cũ để chạy cùng một chiếc card 300W đó thì bạn sẽ cần một bộ nguồn 1100W để có được mức độ an toàn tương đương.

Lấy ví dụ thực tế thì một bộ nguồn FSP Hydro G PRO ATX3.0 (PCIe5.0) 850W, hoàn toàn có thể cân tốt một chiếc card đồ họa RTX 4090 bản Founder Edition. Trong khi đó nếu muốn dùng nguồn cũ để cân thì bạn phải có bộ nguồn mang công suất định mức lớn hơn rất nhiều.

Chỉ riêng yếu tố này thôi là đã quá đủ để chúng ta cân nhắc mua nguồn ATX 3.0 cho những cấu hình PC có card đồ họa thế hệ mới rồi, chúng cần có nhau và chúng được sinh ra là dành cho nhau. Và cấu hình càng mạnh mẽ thì nó lại càng cần nguồn ATX 3.0 hơn.

Nguồn ATX 3.0 có khả năng đáp cường độ dòng lớn hơn cho CPU

Không chỉ riêng GPU mà các mẫu CPU hiện đại cũng ngày càng nóng hơn, đặc biệt là các CPU nhà Intel. Câu chuyện về nguồn điện của chúng dĩ nhiên là không hề căng thẳng như của card đồ họa. Tuy nhiên chỉ khi một con CPU được đáp ứng một nguồn điện ổn định, dồi dào, thậm chí có thể tăng lên thêm tùy theo nhu cầu của nó thì nó mới có thể phát huy hết hiệu năng của mình mà thôi.

Về khoản này thì nguồn ATX 3.0 với các cổng nguồn 12V2 sẽ làm tốt hơn hẳn các thế hệ nguồn cũ, vì chúng được thiết kế để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe hơn về cường độ dòng điện. Nhờ đó mà các mẫu nguồn thế hệ mới có thể giúp CPU hoạt động mạnh mẽ hơn, ổn định hơn.

Nguồn ATX 3.0 hỗ trợ đầu cấp nguồn PCIe 5.0 12VHPWR 16-pin vốn không thể thiếu đối với các mẫu card đồ họa mới

Một trong những điểm khác biệt dễ nhân thấy nhất ở nguồn ATX 3.0 so với các thế hệ trước là nó được trang bị cổng nguồn PCIe 5.0 12VHPWR với 16 chân thay vì chỉ có 6 hoặc 8 chân như chuẩn cấp nguồn PCIe cũ. Nếu như tiêu chuẩn cũ chỉ chỉ phép cung cấp 150W điện trên mỗi cổng cấp nguồn thì cổng PCIe 5.0 12VHPWR mới cho phép cấp đến 600W điện chỉ bằng một đầu cắm duy nhất.

Có thể nói cổng PCIe 5.0 12VHPWR đã mở ra cả một kỷ nguyên mới cho card đồ họa, phá bỏ giới hạn của cổng cấp nguồn PCIe cũ. Cũng vì thế mà các mẫu card đồ họa thế hệ mới đã chuyển sang ứng dụng rộng rãi cổng PCIe 5.0 12VHPWR.

Nhiều bộ nguồn tiêu chuẩn cũ cũng có có thể hỗ trợ card đồ họa mới sử dụng chuẩn cổng PCIe 5.0 12VHPWR bằng cách sử dụng đầu chuyển. Tuy nhiên dù sao thì hàng chắp vá cũng không thể nào có chất lượng tương đương như hàng nguyên kiện được, và nó luôn đi kèm với rủi ro cao hơn. Thế nên nếu muốn an tâm tuyệt đối khi dùng card đồ họa mới thì các bạn tốt nhất là hãy sắm một bộ nguồn ATX 3.0 cho chắc cú.

Không phải bộ nguồn nào có cổng PCIe 5.0 12VHPWR 16-pin cũng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn nguồn ATX 3.0

Nguồn ATX 3.0 thì chắc chắn là có cổng nguồn PCIe 5.0 12VHPWR, nhưng nguồn có cổng PCIe 5.0 12VHPWR thì chưa chắc đã đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của chuẩn nguồn ATX 3.0. Bộ tiêu chuẩn này còn bao gồm các yếu tố khác như sau:

  • CPU Peak Current Increased (Cường độ dòng điện cao nhất cấp cho CPU)
  • Broader Load Regulation (Phạm vi điện áp có thể hỗ trợ trên rail 12V)
  • The Maximum Step Size Increased (Giới hạn nguồn điện cấp cho card đồ họa)
  • Power-on time (Thời gian khởi động nguồn)
  • Power Excursion (Khả năng chịu tải vượt quá công suất định mức trong thời gian ngắn)

Bên trong mỗi yếu tố này còn có các thông số kỹ thuật chi tiết hơn mà bộ nguồn phải đạt toàn bộ thì mới được xem là nguồn ATX 3.0 tiêu chuẩn. Trên thực tế thì không phải bộ nguồn nào có cổng nguồn PCIe 5.0 thì cũng đạt các tiêu chuẩn trên. Để đảm bảo có một bộ nguồn ATX đúng chuẩn thì các bạn không chỉ cần xem chuẩn cấp nguồn PCIe của nó mà còn phải để mắt xem nó là nguồn chuẩn nào nữa, cái này khá là phiền với người mới nhưng nhìn chung thì không khó, tra google một chút là ra.

Còn nếu bạn là fan của nguồn FSP thì mọi chuyện đơn giản hơn nhiều. Nguồn nào của họ đạt chuẩn ATX 3.0 thì nó sẽ có chữ “ATX 3.0” trong tên luôn. Ví dụ bộ nguồn gọi là “Hydro PTM X PRO ATX3.0 (PCIe5.0) 1200W” thì chắc chắn nó là nguồn ATX 3.0.

Đã đến lúc bạn lên đời ATX 3.0

ATX 3.0 là một tiêu chuẩn tiên phong trong ngành công nghệ, được sinh ra để thay thế các chuẩn nguồn cũ hơn. Buổi bình minh của nó chỉ mới bắt đầu và nó chính là tương lai của dân chơi PC. Nếu muốn có cho mình những công nghệ mới nhất, phần cứng mạnh nhất thì bạn nghĩ đến chuyện mua một bộ nguồn ATX 3.0 ngay bây giờ là vừa đẹp rồi đấy.

Vả lại nguồn ATX 3.0 thì giờ cũng không phải là hiếm nữa, FSP thì có nhiều dòng nguồn như HYDRO G PRO, HYDRO PTM PRO, HYDROGT PRO, HYDRO PTM X PRO trải dài nhiều phân khúc và nhiều mức công suất cho bạn lựa chọn. Còn nếu bạn là fan của các hãng khác như Corsair, ASUS ROG, MSI, Gigabyte thì họ cũng đã có các mẫu nguồn theo chuẩn ATX 3.0 rồi. Nói chung thì nguồn ATX 3.0 giờ đã có nhiều lựa chọn rồi, và chắc chắn sắp tới sẽ còn có nhiều mẫu nguồn hơn nữa với mức giá ngày càng phải chăng hơn.

Đội ngũ quản trị luôn nỗ lực hết mình để đem đến những nội dung chất lượng nhất cho các thành viên tham gia. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!

GameN

Ban biên tập

BÀI MỚI

iOS 18 có tính năng mới

iOS 18 hé lộ khả năng tạm dừng quay video và tính năng theo dõi sức khỏe trên AirPods Pro 3.

Delta Force khai hỏa năm sau

Đội phát triển Delta Force vừa cho biết phiên bản console của tựa game dự kiến sẽ được ra mắt trong Quý 1/2025.

Paxos mở rộng

Paxos quyết định tích hợp sản phẩm của mình với Arbitrum, một giải pháp mở rộng quy mô layer-2 trên Ethereum.

Stablecoin trên ETH lập kỷ lục

Trong 9 tháng đầu năm 2024, khối lượng giao dịch stablecoin trên Ethereum đã tăng hơn gấp đôi, chạm mốc 1,46 nghìn tỷ USD.

Follow us

5,655Thành viênThích
1,204Người theo dõiTheo dõi
2,189Người theo dõiĐăng Ký
Dành cho quảng cáo

ĐỌC NHIỀU