Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024

Những video game đã tạo ra cuộc cách mạng đồ họa

-

Ra mắt ở những thời điểm khác nhau nhưng những cái tên sau đây đã tạo ra một cuộc cách mạng về đồ họa cho cả ngành công nghiệp game thời bấy giờ.

Để có những tựa game có đồ họa đỉnh cao như ngày hôm nay thì các nhà phát triển đã phải bỏ ra rất nhiều chất xám, rất nhiều công sức để phát minh ra những công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu của game thủ. Và tất nhiên, sản phẩm của họ là những tựa game đình đám đánh dấu cột mốc phát triển cho một tiêu chuẩn mới về đồ họa. Và để vinh danh những cột mốc ấy, mình sẽ lên danh sách những tựa game tiêu biểu đã thay đổi đồ họa game mãi mãi.

Super Mario (1985) – cách mạng về đồ họa game đi cảnh 2D 

Trước khi Super Mario xuất hiện thì đa phần những tựa game “đi cảnh” còn khá thô sơ và đôi khi chỉ là những nét vẽ cơ bản, không có nhiều màu sắc. Nhưng khi người ta làm ra dòng game Platformer, với góc nhìn ngang và cơ chế di chuyển tới, lui, hoặc lên, xuống theo chiều ngang.

Đặc biệt tiêu biểu là tựa game Super Mario đình đám, đồ họa của game thời đó đã thay đổi hẳn, với màu sắc rực rỡ, sinh động và đồ họa “ưa nhìn” hơn thật sự là một cuộc cách mạng chưa từng có của game đi cảnh 2D. Và đến nay dòng game này vẫn được những hãng game indie làm lại và vẫn cuốn hút được rất nhiều người chơi.

Wolfenstein 3D (1992) – Game bắn súng góc nhìn thứ nhất chưa bao giờ đẹp đến thế

Tuy là trước khi tựa game Wolfenstein được ra mắt thì đã có một vài game thể loại FPS được phát triển, nhưng để nhắc đến tựa game FPS thật sự đầu tiên thì Wolfenstein sẽ là cái tên chính xác nhất. Đồ họa màu sắc, phức tạp so với thời điểm đó và đặc biệt là trước đây chưa từng có tựa game bắn súng nào có đồ họa đẹp được như Wolfenstein. Người chơi được di chuyển tự do kết hợp với nhắm bắn tự do là hai yếu tố mà những tựa game đã đi trước Wolfenstein còn thiếu. Đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn của dòng game FPS cho đến tận ngày hôm nay. 

Tomb Raider (1996) –  Game 3D với nữ nhân vật chính “sắc bén”

Tomb Raider, 1996, Jeremy H. Smith, executive producer; Toby Gard, Heather Gibson, Neal Boyd, graphic artists; Jason Gosling, Paul Douglas, Gavin Rummery, programmers, SEGA Saturn, © 1996 SQUARE ENIX CO., LTD. All Rights Reserved

Nhân vật nữ trong những tựa game ngày xưa thường mang xu hướng dịu dàng, dễ thương. Đôi khi là nhìn “không thấy gì cả”, như công chúa trong Mario vậy. Thế nhưng với Tomb Raider, thì Lara Croft là lần đầu tiên khiến game thủ trên toàn thế giới mê mẩn với thân hình bốc lửa và tất nhiên là đồ họa đỉnh cao lúc bấy giờ. Tomb Raider đã đánh dấu một cột mốc mới về khả năng tạo hình nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ. Và chắc chắn đến nay Lara Croft vẫn là người tình trong mộng của biết bao anh em game thủ. 

Final Fantasy VII (1997) – Tượng đài của game nhập vai với đồ họa 3D

Sự chuyển giao của game 2D và game 3D sẽ phải có một sự đóng góp rất lớn của Final Fantasy VII. Một sự lột xác hoàn toàn của tựa game này so với những phiên bản trước, từ một tựa game 2D, Final Fantasy VII đã chuyển mình thành một tựa game 3D có đồ họa đẹp mắt và gameplay thay đổi hoàn toàn, đem lại một trải nghiệm cực kỳ khác biệt và được xem là một cuộc cách mạng ở thời điểm lúc bấy giờ.

Final Fantasy đã luôn là một trong những tựa game nhập vai hay nhất mọi thời đại, và với cải tiến về đồ họa và cũng là đầu tàu của game nhập vai 3D, Final Fantasy xứng đáng là tượng đài của dòng game này. Nếu bạn đã chơi Resident Evil 2 và Resident Evil 2 Remake, cảm giác cũng sẽ tương tự như từ FFVI lên FFVII thời đó.

Half Life 2 (2004) – Chào mừng đến với game bắn súng góc nhìn thứ nhất của thế kỷ 21

Nếu những tựa game FPS trước khi Half-Life được ra đời có đồ họa 3D khá ấn tượng, thì sau khi tựa game này được phát hành, những tựa game trước trở nên…khá khoai. Một cái tiến thật sự đã đem dòng game FPS đến với thế kỷ 21 với những đột phá về công nghệ và trong đó có cả đồ họa gaming. Thật sự Source Engine của Valve đã thay đổi hoàn toàn đồ họa của Half-Life 2 so với phiên bản đầu tiên và đem nó lên một tầm cao mới. Không còn những đường nét vuông vức, thô sơ mà bây giờ đã trở nên mềm mại, thực tế hơn, một bước tiến rất lớn cho đồ họa của game FPS.

World of Warcraft (2004) – Tiêu chuẩn mới cho dòng game MMO cho đến mãi về sau

Có thể nói trước khi tựa game WoW được ra mắt thì đồ họa của dòng game MMO không được ấn tượng cho lắm. Người ta chỉ biết đến dòng game này qua gameplay và tính năng cày cuốc đặc trưng, nhưng với WoW thì đồ họa của tựa game này đã bước lên một tầm cao mới. Khiến người ta có một cái nhìn rộng hơn về game MMO, không chỉ có gameplay mà ngày nay MMO cũng có đồ họa không thua kém gì so với những dòng game khác.

Crysis 1 (2007) – Sát thủ phần cứng

Cái tên Crysis là cái tên mang đến một tiêu chuẩn mới cho đồ họa game offline ngày xưa, với đồ họa thực tế, đẹp mắt và…”rộng rãi”. Có một thời gian người ta thay vì hỏi máy bạn mạnh cỡ nào thì họ hỏi máy bạn có chơi được Crysis không? Và tất nhiên, nếu bạn có thể chơi được Crysis max setting ở thời điểm đó thì bạn là một thành viên của hội richkids rồi đấy. 

Metro Exodus (2019) – Đỉnh cao công nghệ Ray Tracing

Công nghệ Ray Tracing đang là công nghệ mới nhất của Nvidia hiện nay, nó mang lại những trải nghiệm thực tế và đỉnh cao nhất. Và tất nhiên để bật tính năng này trong game thì lượng fps mà bạn sẽ hi sinh là cực kỳ khủng khiếp. Một tính năng chỉ dành cho dân chơi thứ thiệt.

Series Metro từ trước đến nay vẫn là một trong những series đi đầu về đồ họa, và chắc chắn là phiên bản bom tấn “Exodus” không phải là một ngoại lệ. Được phát hành năm 2019, thế nên Metro Exodus được thừa hưởng một Ray Tracing có độ hoàn thiện tốt và được trang bị nhiều tùy biến hơn, nếu không muốn nói là nhiều nhất trong tất cả các tựa game khác cùng thời điểm.

Kể từ đó thì Metro Exodus luôn được đem ra làm ví dụ của công nghệ Ray Tracing, bởi tựa game sử dụng nhiều phân cảnh chuyển động ánh sáng như kiểu bước đi trong căn phòng nơi ánh sáng chiếu xuyên qua cửa sổ, đi vào những góc tối có ánh sáng mập mờ, nhiều lúc mà tưởng đang xem phim luôn anh em ạ, cực kỳ ấn tượng.

Red Dead Redemption 2 (2019) – Đồ họa game của tương lai

Cứ tưởng là Ray Tracing đã rất khủng, nhưng Red Dead Redemption 2 còn khủng hơn. Mặc dù Rockstar cho biết tựa game cấu hình khuyến nghị chỉ cần 1 con GTX 1060 là đủ, nhưng thực tế thì con card mới nhất của Nvidia ngày đó là RTX 2080Ti cũng không thể kéo max được tựa game này ở độ phân giải 4K.

Có thể nói RDR 2 đã thật sự đi trước những gì mà công nghệ có thể làm được, và để có thể trải nghiệm tựa game này ở mức thiết lập tối đa thì người ta đã phải đợi đến RTX 4090 vừa ra mắt. Có thể nói, tựa game này đã thiết lập một tiêu chuẩn mới không phải cho hiện tại, mà là cho tương lai. 

Đội ngũ quản trị luôn nỗ lực hết mình để đem đến những nội dung chất lượng nhất cho các thành viên tham gia. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!

GameN

Ban biên tập

BÀI MỚI

Borderless Capital lập quỹ DePIN

Borderless Capital giới thiệu quỹ DePIN thứ ba trị giá 100 triệu USD, với sự hậu thuẫn từ Peaq, Solana Foundation, Jump Crypto và IoTeX.

Mark Zuckerberg muốn đánh Apple

Mark Zuckerberg dự đoán sự cạnh tranh giữa Meta và Apple sẽ ngày càng gay gắt hơn trong những năm tới.

Drift gọi 25 triệu USD

Sàn DEX phái sinh trên Solana đã hoàn tất vòng huy động vốn Series B trị giá 25 triệu USD dẫn đầu bởi Multicoin Capital.

PlayStation phiên bản 30 năm

Đây sẽ là một sản phẩm rất đáng để sở hữu với những "fan cứng" của PlayStation.

Follow us

5,655Thành viênThích
1,204Người theo dõiTheo dõi
2,189Người theo dõiĐăng Ký
Dành cho quảng cáo

ĐỌC NHIỀU